Tag

Tác hại của việc bỏ ăn sáng đối với trẻ em

An toàn thực phẩm 19/10/2023 09:00
aa
TTTĐ - Bận rộn với giờ giấc đi làm, đưa con đến trường, nhiều gia đình “bỏ quên” bữa sáng của con. Thói quen bỏ bê bữa sáng có thể ảnh hưởng xấu đến việc tăng trưởng cơ thể và quá trình học tập của trẻ em.
Điểm sáng trong công tác an ninh trường học Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe
Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân

Ăn quà vặt cổng trường thay cho bữa sáng

Bữa ăn sáng có tầm quan trong được ví như “bữa ăn cho hoàng đế” bởi đây là thời điểm bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong ngày.

Đặc biệt với trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 tuổi, giai đoạn được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra là 10 năm vàng với sự phát triển vượt bậc của trẻ. Tuy nhiên, trong nhịp sống hối hả, tất bật của mỗi gia đình vào sáng sớm, chất lượng bữa sáng cho trẻ chưa được đảm bảo.

Tác hại của việc bỏ ăn sáng đối với trẻ em
Nhiều trẻ nhỏ thích ăn quà vặt cổng trường thay cho bữa sáng

Tại các cổng trường, không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh vội vàng mua thức ăn sáng để mang vào lớp hoặc ăn sáng ngay trên xe khi được bố mẹ đưa đến trường. Do đó, bữa sáng phổ biến của trẻ em đa phần là quà vặt cổng trường như gói xôi, bánh mì, bánh ngọt...

Đây là những món ăn nhiều tinh bột để no nhanh mà có thể không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa kể đến những thức ăn sáng này được bày bán tại vỉa hè khó có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng bữa ăn sáng hoặc quá bận rộn để chăm sóc bữa sáng cho con. Thời gian di chuyển mỗi buổi sáng từ nhà đến trường của con rồi lại vội vàng đến chỗ làm việc của ba mẹ mất quá nhiều thời gian lại thường xuyên gặp cảnh tắc đường.

Do đó, thay vì tự tay chuẩn bị những bữa sáng cho con, phụ huynh thường cho con tiền để tự ăn sáng ở ngoài mà không kiểm soát được thực phẩm đó có tốt cho trẻ hay không? Thay vì dùng tiền để ăn sáng, nhiều em học sinh lại “nhịn” để dành tiền mua truyện tranh, đồ chơi hoặc chọn các đồ ăn vặt hấp dẫn ở cổng trường như thịt xiên, thịt bò khô, kẹo mút…

Chị Đặng Mai Chi (phụ huynh học sinh trường Tiểu học Linh Đàm) cho biết” “Buổi sáng, tôi phải đưa con đi học rồi đi làm cho kịp giờ “chấm vân tay”. Con sợ muộn học mà mẹ cũng sợ muộn giờ làm do đó bữa sáng tôi thường cho con uống sữa tươi ở nhà sau đó mua xôi hoặc bánh mỳ kẹp thịt cho con ở các cửa hàng bán rong trên đường đi.

Con mang đến lớp ăn hoặc ăn vội vàng trên xe. Biết con ăn như vậy khó đảm bảo vệ sinh thực phẩm như ăn ở nhà nhưng việc chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà lại mất quá nhiều thời gian ”.

“Bỏ quên” bữa sáng ảnh hưởng ra sao đến sức khoẻ của trẻ

Khác với bữa ăn tối, bữa ăn chiều, bữa ăn sáng giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động trong 4-5 tiết học của học sinh mỗi ngày. Buổi sáng cũng là khoảng thời gian học tập và làm việc cao nhất trong ngày của các em.

Trải qua một khoảng thời gian dài từ 10 - 12 giờ, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước và sau giấc ngủ, buổi sáng thức dậy là thời điểm cơ thể trẻ đã hết năng lượng dẫn đến giảm sút việc học và ảnh hưởng đến sức khỏe vì mất cân bằng dinh dưỡng.

Tác hại của việc bỏ ăn sáng đối với trẻ em
Bữa sáng với sữa tươi, ngũ cốc, nước ép hoa quả đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Vì thế trẻ cần bữa sáng để cung cấp năng lượng, kích thích hệ thần kinh tăng cường trí não giúp cho việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả hơn. Đối với học sinh, việc nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến việc học, kém tập trung, hay buồn ngủ… Duy trì lâu dài thói quen nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ.

Bữa sáng đủ chất cần cung cấp đủ cacbon hydrate phức hợp có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, một số rau củ như: khoai tây, cà rốt và củ cải... Các loại thực phẩm kể trên đều chứa các loại đường sẽ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa từ từ, tạo nên nguồn năng lượng dài hạn để giúp duy trì các hoạt động thể chất của trẻ trong một ngày dài.

Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo: "Hậu quả đầu tiên của việc không ăn sáng là các cháu không được cung cấp năng lượng để khởi động cho quá trình hoạt động và chuyển hóa của cơ thể.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng không ăn sáng còn làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, trẻ cũng dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hay bị mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung, uể oải và hay cáu gắt, ảnh hưởng đến mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi".

Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp khuyến cáo các phụ huynh nên cho con ăn sáng tại nhà cùng với gia đình, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là làm cho không khí gia đình, tình cảm gia đình tốt hơn. Đó cũng là cách xây dựng một thói quen dinh dưỡng hợp lý cho cả gia đình, đồng thời bổ sung thêm sự trưởng thành về nhận thức, cảm xúc của trẻ.

Trong khi đó, thay vào việc cho con ăn sáng ở ngoài, phụ huynh có thể tự tay chuẩn bị những món ăn với thời gian chế biến nhanh nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng như: Các loại bánh ngũ cốc; Bánh mì kẹp thịt, bánh mỳ pho mai hoặc ăn kèm trứng ốp la, trứng luộc; Cơm trắng hoặc cháo trăng ăn kèm ruốc…

Các loại sữa tươi tiệt trùng là loại đồ uống kèm bữa sáng rất hợp lý nhanh gọn bởi trong sữa có chứa nhiều protein, sắt, canxi, vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ.

Ngoài sữa tươi, phụ huynh có thể bổ sung thêm một loại đồ uống nữa để thay đổi thực đơn bữa sáng cho con như nước ép hoa quả.

Mặc dù sữa hay nước ép hoa quả được xem là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng cũng không thay thế bữa ăn sáng hàng ngày, quan trọng là chỉ nên uống sau bữa ăn sáng.

Khi bụng trẻ đói nếu cung cấp sữa vào cơ thể có thể dẫn đến đường huyết tăng và khiến cơ thể cảm thấy no; Thậm chí gây tình trạng không dung nạp lactose với biểu hiện là đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

Đọc thêm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều An toàn thực phẩm

Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể An toàn thực phẩm

Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể

TTTĐ - Chiều 22/4, UBND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý An toàn thực phẩm

Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý

TTTĐ - Ngay sau vụ việc phát hiện các lỗi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) của công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn trường học, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh

TTTĐ - Chiều 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội).
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery An toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery

TTTĐ - Ngày 22/4, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại quận (Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm).
Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Liên quan đến những tồn tại về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh khu vực nấu ăn phục vụ cho học sinh Trường Tiểu học Vạn Phúc cần khắc phục tại số 7 Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), chiều 21/4, thông tin tới báo chí, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, Phòng đã phối hợp đơn vị chức năng yêu cầu Trường Tiểu học Vạn Phúc đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng trong khám, chữa bệnh.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ" An toàn thực phẩm

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ"

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh.
3 người ngộ độc do ăn gà nấu nấm "lạ", 1 người tử vong An toàn thực phẩm

3 người ngộ độc do ăn gà nấu nấm "lạ", 1 người tử vong

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Lai Châu về việc điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm