Tag

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè

Chung tay vì an toàn thực phẩm 01/06/2023 20:14
aa
TTTĐ - Mùa hè, "thị trường" nước giải nhiệt sôi động với nhiều sản phẩm khác nhau. Trong đó, nước ép trái cây, rau củ tươi được lựa chọn nhiều hơn cả, bởi sự đa dạng, giá cả phải chăng và cả tính năng giải khát, làm đẹp của những sản phẩm này. Tuy nhiên, việc người dân lựa chọn mua tại các xe di động, quán vỉa hè đang tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phụ gia "phù phép" nước giải khát sinh tố từ hoa quả dập thối Cách chọn đồ uống giải khát mùa hè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đắt hàng nhờ rẻ và tiện

Từ sáng sớm tới chiều muộn, các quán nước ép trên phố Nguyễn Khắc Cần (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn hoạt động hết công suất. Gọi là “quán” nhưng thực tế mọi hoạt động diễn ra ngay trên vỉa hè, với những chiếc máy ép nhỏ cùng thùng xốp đã được đổ đầy đá. Cam, cóc, ổi, dứa, dưa hấu... sau khi được ép xong sẽ cho vào mỗi chai có dung tích 350ml-500ml và để vào thùng đá, bán với giá chỉ 15-25 nghìn đồng tùy loại. Ngoài nước ép hoa quả, các quán này còn có cả nước ép cần tây, rau má... sẵn sàng phối vị theo nhu cầu chị em.

Là khách quen của các quán nước ép này, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Thủy (phố Lý Thường Kiệt) đều đặn mua 1-2 chai ép hoa quả. Thời điểm cần detox, giảm cân chị thay bằng cần tây. “Tôi thấy rất tiện và rẻ, lại đa dạng sự lựa chọn. Mua về nhà làm vừa lích kích, vừa mất thời gian. Hôm nào cần mua nhiều, tôi còn có thể gọi ship tận nơi”- chị Thủy cho hay.

Những ngày này, trên phố An Trạch (quận Đống Đa), những xe hàng rong chở đầy cam sành cùng những chai nước ép màu sắc rực rỡ được bày bán la liệt trên phố, khách mua tấp nập. Anh Trần Văn Tú (quê ở Hưng Yên) chủ một xe cam cho biết: “Vắt cam đóng chai như này bán chạy hơn. Trung bình, mỗi ngày tôi vắt khoảng 150 chai nước cam, ngày nắng nóng có thể lên đến hơn 200 chai”.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Những chai nước ép với giá 15-20 nghìn đồng đang rất hút khách mùa nắng nóng

Đứng mua một 2 chai nước ép cam với giá 15.000 đồng/chai, chị Vũ Thị Kim Thoa chia sẻ, cam chính vụ ngọt thơm ngon mà giá lại rẻ. Mua một chai cam ép nguyên chất 0,5 lít này giá chỉ 15.000 đồng, trong khi mua chai nước ngọt công nghiệp cũng đã 10.000 đồng. Thế nên, dạo này trên đường đi làm về ngày nào tôi cũng mua 1 lít nước cam về để tối ăn cơm xong mỗi người thưởng thức một ly nước ép vừa ngon vừa bổ, giá lại bình dân.

Dù khá hài lòng vì sự tiện lợi của các loại nước ép này, song nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về chất lượng bởi hoa quả khi chưa ép có thể dễ dàng phát hiện những dấu hiệu hỏng nhưng khi đưa vào ép hoàn toàn có thể tận dụng được nhiều quả không còn tươi ngon mà thành phẩm thì vẫn rất đẹp mắt.

Khá e dè khi nhìn hoa quả được ép ngay trên vỉa hè và dưới trời nắng nóng, chị Lê Thị Quỳnh Trang (phố Ngô Quyền) cho biết: “Chủ quán luôn khẳng định không có đồ làm sẵn, hoàn toàn là đồ vừa làm xong. Tuy nhiên có lần tôi mua thử một chai nước rau má và uống thấy có sạn nên không dám uống lại. Đồng ý là đồ làm ngay nhưng khâu vệ sinh hoa quả, máy ép hay chai lọ thì không thể bằng ở nhà”.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Hoa quả được ép ngay trên vỉa hè và dưới trời nắng nóng

Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Theo quan sát của PV, hầu hết tại các quán nước ép vỉa hè những chiếc máy ép được người bán hàng sử dụng liên tục và không được lau rửa. Thông thường, các loại máy ép nếu sau khi dùng xong mà không lau rửa ngay thì cối máy sẽ có mùi chua rất khó chịu và nếu dùng trong cả ngày sẽ khiến cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, tại các xe đẩy, những người bán cam vô tư để máy vắt cam xuống vỉa hè và không màng đến sự mất vệ sinh xung quanh.

Theo một chuyên gia y tế, quy trình ép, pha chế nước trái cây dù là trái cây tươi ngon, đảm bảo an toàn nhưng môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc sau khi uống. Đó còn chưa kể tới việc bảo quản không đúng cách, để lâu ngày khi uống dễ mắc nhiều bệnh về tiêu hóa; Máy ép trái cây nếu không được rửa sạch, xử lý kỹ là môi trường sinh ra nấm, vi sinh nguy hiểm cho đường ruột.

Ngoài ra, các loại nước ép không rõ nguồn gốc còn có khả năng có thể gây ra ngộ độc bởi các nguyên liệu pha chế thêm; Nếu dùng lâu dài có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trong khi đó, hầu hết các hoạt động kinh doanh giải khát tự phát hiện nay chưa có sự quản lý, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, thường xuyên từ ngành chức năng nên nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất dễ xảy ra. Vì vậy, ngành chức năng cần có những biện pháp đồng bộ, thường xuyên để kiểm tra, giám sát vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại hệ thống quán vỉa hè. Mỗi khách hàng cũng nên có sự lựa chọn sáng suốt thực phẩm giải khát để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình trong dịp hè.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Nhiều thực khách e dè khi nhìn thấy cảnh này đằng sau những chai nước ép

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thanh Uyên (Giảng viên trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa) chia sẻ một số bí quyết lựa chọn các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ tươi. Theo đó, người tiêu dùng nên lựa chọn các thương hiệu nước ép trái cây có uy tín, có cửa hàng/đại lý cố định, có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng; Không nên mua các loại nước ép đóng sẵn vào các chai bởi sẽ khó kiểm soát được chất lượng trái cây đầu vào cũng như các loại phụ gia cửa hàng cho thêm để tăng hương vị, màu sắc cho nước ép.

Người tiêu dùng cũng nên yêu cầu cửa hàng ép nước trái cây, rau củ tươi ngay trước mặt để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm; Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của các loại chai, ly đựng nước; Nếu có thể, nên mang theo các loại dụng cụ đựng của riêng mình để đảm bảo vệ sinh khi mang đi và góp phần hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm