Những "nguyên tắc vàng” đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Người trẻ "đấu tranh" với thực phẩm bẩn Mô hình hay thay đổi nhận thức của phụ nữ về vệ sinh an toàn thực phẩm Cách chọn đồ uống giải khát mùa hè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
“Tẩy chay” thực phẩm kém chất lượng
Đảm đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.
Một số chuyên gia cho rằng, để đảm bảo các nguồn thực phẩm an toàn, cần chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng như nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, điều kiện sản xuất và quan trọng là vấn đề tự ý và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm.
Nếu mọi người cùng đồng lòng "tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đã được kiểm định thì sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, an toàn hơn.
"Nói không" với thực phẩm không an toàn |
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tổ chưc Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra 10 nguyên tắc. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng có 10 hướng dẫn nhằm đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh về đường tiêu hóa. Đó là người tiêu dùng cần chú ý chọn thực phẩm an toàn; Nấu kỹ thức ăn; Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín; Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; Không để lẫn thực phẩm sống và chín; Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác; Sử dụng nguồn nước sạch.
Tuân thủ những “nguyên tắc vàng”
Chị Hoàng Thanh Lan (người dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng tăng cao. Có rất nhiều người chết từ những bệnh do thực phẩm sinh ra mà có thể phòng tránh trước được. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức cao trong phòng tránh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lựa chọn thực phẩm an toàn là một trong những "nguyên tắc vàng" |
Theo chị Lan, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bà nội trợ cần chọn thực phẩm đảm bảo, rửa tay sạch trước khi chế biến, rửa sạch các dụng cụ đựng và nơi chế biến thực phẩm. Mỗi lần chị đi chợ về sẽ để riêng các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản với các thực phẩm khác. Khi chặt, thái thực phẩm chín, sống, chị Lan sử dụng riêng dao thớt và bảo quản trong những đồ chứa riêng hai loại này.
Chị Hoàng Thanh Lan cho biết: “Tôi luôn làm theo những “nguyên tắc vàng” do WHO đưa ra. Không bao giờ quên “ăn chín, uống sôi”. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn; Rửa sạch rau, củ và quả chín dưới vòi nước chảy, đặc biệt với những loại ăn sống; Không sử dụng thực phẩm quá hạn…”.
Theo chị Lan, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn, vệ sinh sạch sẽ. Việc thực hiện những nguyên tắc đã được các chuyên gia đúc rút, giúp chị cũng như các bà nội trợ đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khoẻ, bảo đảm tính mạng con người.
“Không gì là quý hơn mạng sống, thực phẩm thứ ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, việc giữ an toàn thực phẩm giúp chúng ta đề phòng, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, dị ứng cũng như dễ dàng kiểm soát những rủi ro to lớn khi ăn uống”, chị Lan bày tỏ.