Tag

Những sai lầm khi ăn ốc dễ gây đau bụng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/08/2023 11:12
aa
TTTĐ - Ốc là món ăn ngon nhiều người yêu thích. Ốc thường được chế biến thành những món như luộc, hấp, nướng nhưng nếu không đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, vỏ ốc rất dày và cứng. Vì vậy, phải mất nhiều thời gian đun nấu để thịt ốc bên trong có thể chín hoàn toàn. Với ốc nướng, có khi vỏ ốc cháy nhưng bên trong chưa chín. Trong khi đó, nhiều người thấy vỏ cháy xém, nghĩ là ốc đã chín và lấy ra ăn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán từ ốc.

Bác sĩ Phan Thị Thu Phương (Bệnh viện Đặng Văn Ngữ) kể có nữ bệnh nhân (35 tuổi, trú tại Hà Nội) vào viện khám vì thường xuyên đau tức hạ sườn; Người mệt mỏi, chán ăn, sốt thất thường, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân đã đi kiểm tra ở nhiều nơi nhưng không rõ bệnh. Cách đây không lâu, chị được người quen giới thiệu đi kiểm tra ký sinh trùng.

Khi làm xét nghiệm Elisa, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng. Bệnh nhân này không ăn rau sống hay các loại rau thủy sinh. Từ lâu, chị chỉ ăn đồ chín, không ăn các loại dưa, gỏi sống. Khi được bác sĩ chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng, nữ bệnh nhân bất ngờ.

khi chế biến món ốc bạn nên nấu chín thật kỹ để cho những vi khuẩn hoặc ký sinh trung trong ốc chết hẳn đi đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn.
Đối với các món hấp, xào, nhiều người thường chủ quan không chế biến kỹ khiến ốc còn sống hoặc chín tái

Kiểm tra lại thói quen của bệnh nhân này, bác sĩ cho biết có thể thói quen ăn ốc luộc của bệnh nhân là nguy cơ nhiễm bệnh.

“Nhiễm ký sinh trùng rất khủng khiếp, tôi thấy nhiều bệnh nhân đến khám với chi chít nang sán ở trong cơ, gan, não, phổi nên tôi cũng sợ không dám ăn uống linh tinh như trước”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Thực tế, ốc bán tại các hàng quán thường chỉ được nấu ở mức vừa chín tới vì nấu chín kỹ sẽ dai, mất độ giòn. Chính cách chế biến này khiến nguồn lây bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Nhiều trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ chia sẻ bản thân không bao giờ ăn đồ ăn sống như gỏi cá hay tôm, song khi khai thác kỹ hơn, họ nói thường xuyên ăn ốc luộc ngoài hàng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000 - 6.000 ký sinh trùng giun ống.

Vì vậy, nếu ăn ốc chưa chín, các loại ký sinh trùng có thể xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể. Các bệnh ký sinh trùng từ ốc thường nhắm vào nhiều cơ quan như phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Dễ bị lạnh bụng, ngộ độc

Ốc là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Về dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ốc ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Cụ thể, trong 100g ốc người ta tìm thấy 10,7g protein; 1,2g lipit; 3,8g cacbohydrat; 1.357mg canxi; 191mg photpho; 19,8mg sắt; vitamin B1, B2, A…

Theo nghiên cứu trong đông y, ốc có tính hàn, vị ngọt. Khi ăn, ốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt, trị bệnh đái khó tiêu, phù nước, tiêu khát, trĩ ra máu, sưng đỏ mắt… Một số thầy thuốc đông y cho rằng, ăn ốc nước ngọt nhất là ốc đồng còn có tác dụng trấn tĩnh thần kinh não. Đây là món ăn lý tưởng cho người thường bị căng thẳng thần kinh.

Hãy ngâm ốc bằng nước vo gạo, giấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn
Nên ngâm ốc bằng nước vo gạo, giấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn

Tuy nhiên ốc cũng dễ gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy. Tình trạng này sẽ thường xảy ra ở những người bị yếu bụng, có cơ địa nhạy cảm.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen uống rượu bia khi ăn ốc. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại ốc, tôm, cua... giàu đạm, canxi khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric gây bệnh gout.

Trong khi đó, thành phần rượu bia cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ gây bệnh này. Do đó, khi kết hợp 2 loại này với nhau sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành bệnh gout cũng như các vấn đề xấu khác đối với cơ thể.

Ngoài ra, khi ăn ốc cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C, chúng có thể gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm hoặc âm thầm gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.

Nhiều người thường có thói quen mua ốc về sẽ không chế biến ngay mà đem ngâm để ốc nhả ra hết các chất bẩn. Do đặc tính của ốc có thể sống được trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau nên nhiều bà nội trợ khá chủ quan.

Việc ngâm ốc quá lâu sẽ khiến các chất trong ốc bị biến đổi. Thậm chí, một số con ốc chết nếu không được chế biến kỹ trước khi sử dụng sẽ có thể dẫn tới nguy cơ bị bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...

Rước bệnh vì thói quen Rước bệnh vì thói quen "tiếc rẻ" thức ăn thừa

TTTĐ - Nhiều bà nội trợ có thói quen tiếc rẻ thức ăn đã có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc bằng cách cắt bỏ ...

Cảnh báo ngộ độc do nhiễm độc tố ciguatera trong cá Cảnh báo ngộ độc do nhiễm độc tố ciguatera trong cá

TTTĐ - Ngộ độc ciguatera thường gặp với các loại cá ở rặng san hô như: Cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá ...

Chế độ ăn uống sau khi bị ngộ độc thực phẩm Chế độ ăn uống sau khi bị ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhận thường bị tổn thương đường ruột, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Xem thêm