Tag

Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam

Người Hà Nội 26/05/2023 21:05
aa
TTTĐ - Ngày 25/5, phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đan Phượng (Hà Nội) vừa phối hợp với Trung tâm Chính trị tổ chức lớp tập huấn công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2023.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam năm 2023

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng ngày Gia đình Việt Nam 28/6 nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới của huyện Đan Phượng. Từ đó, mỗi người dân có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, văn minh, góp phần xây dựng cộng đồng hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

Đến dự và lên lớp buổi tập huấn có Thạc sĩ, CVCC (Chuyên viên cao cấp) Hoa Hữu Vân - Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Thạc sĩ, CVCC Hoa Hữu Vân đã chia sẻ vài nét về những thách thức đối với việc xây dựng “Gia đình hạnh phúc” và những vấn đề đặt ra cho công tác gia đình trong tình hình hiện nay; cùng một số vấn đề cần quan tâm trong triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, của UBND huyện Đan Phượng về công tác gia đình mới được ban hành.

Thạc sĩ, CVCC Hoa Hữu Vân chia sẻ tại buổi tập huấn của huyện Đan Phượng
Thạc sĩ, CVCC Hoa Hữu Vân chia sẻ tại buổi tập huấn công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2023 của huyện Đan Phượng

Theo đó, Thạc sĩ, CVCC Hoa Hữu Vân cho biết, những thách thức đối với hạnh phúc gia đình hiện nay bao gồm: Tuổi kết hôn trung bình có xu hướng tăng: 26 tuổi (nam), 24 tuổi (nữ). Tình trạng ly hôn ngày một nhiều. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi địa phương có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, lối sống công nghiệp thời 4.0 cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các gia đình.

Theo Kế hoạch 82/KH-UBND ngày 9/3/2023 của UBND huyện Đan Phượng, năm 2023, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức tới trên 82% hộ gia đình (37.799 hộ), cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; Phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình.

Huyện phấn đấu đạt tỷ lệ trên 82% xã, thị trấn có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở. Các xã, thị trấn đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.

Đông đảo cán bộ và Nhân dân huyện Đan Phượng tham dự buổi tập huấn
Đông đảo cán bộ và Nhân dân huyện Đan Phượng tham dự buổi tập huấn

Đan Phượng phấn đấu trên 82% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Huyện cũng lồng ghép hoạt động truyền thông trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; trong đó kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình với cuộc vận động “5 không 3 sạch” của chi hội phụ nữ tại thôn, tổ dân phố…

Để đạt được các mục tiêu đề ra, theo Thạc sĩ, CVCC Hoa Hữu Vân, các xã, thị trấn, các thôn, cụm dân cư trên địa bàn huyện Đan Phượng cần đẩy mạnh truyền thông giúp người dân phân biệt được thế nào là hành vi bạo lực gia đình để tố giác, xử lý, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

Cán bộ văn hóa xã, trưởng thôn… cần làm tốt việc thống kê, báo cáo để xử lý vụ việc bạo lực gia đình từ thôn, tổ dân phố, từ UBND cấp xã; Xác định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, trước hết là UBND cấp xã, của trưởng thôn trong phòng chống bạo lực gia đình.

Đồng thời, các cá nhân, đơn vị cần tích cực phát huy vai trò của gia đình nhằm tạo môi trường giáo dục sớm, góp phần xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Bài 3: "Biến" di sản thành "vàng ròng" trong công nghiệp văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: "Biến" di sản thành "vàng ròng" trong công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Là kinh đô nhiều đời, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di tích, di sản nên thành phố luôn biết kết hợp giữa khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị của những nơi này làm giàu thêm văn hóa của mình. Bên cạnh đó, việc đánh thức di sản để những lợi thế ấy tham gia sâu rộng vào đời sống hiện đại, mang đến nguồn lực kinh tế từ phát triển công nghiệp văn hóa.
Nghệ nhân khắc dấu, lưu giữ hồn xưa Hà thành Người Hà Nội

Nghệ nhân khắc dấu, lưu giữ hồn xưa Hà thành

TTTĐ - Ở góc phố Hàng Quạt nằm trong khu 36 phố phường cổ kính của Hà Nội, ông Phạm Ngọc Toàn bao năm qua vẫn giữ nghề khắc dấu. Du khách yêu mến đặt cho Toàn cái tên “Người nắm giữ dấu ấn thời gian”.
Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm Sức khỏe

Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa hay đơn giản chỉ là khó chịu khi ăn đôi khi cũng do chúng ta cả nể, dễ tính. Trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và vì sự văn minh, vì thói quen sử dụng thực phẩm một cách an toàn, chúng ta cần thẳng thắn và có trách nhiệm hơn trước những vấn đề mà mình gặp phải.
Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác Người Hà Nội

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt... Người Hà Nội

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Điểm sáng Thường Tín Người Hà Nội

Điểm sáng Thường Tín

TTTĐ - Từ "vốn liếng" văn hóa tích lúy hàng ngàn năm, huyện Thường Tín (Hà Nội) đang có những bước đi đúng đắn, hiệu quả để phát triển công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô Người Hà Nội

Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô

TTTĐ - Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ tại Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ Người Hà Nội

Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 5 ngày của tháng 7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.
Những con đường tím biếc dưới mưa Người Hà Nội

Những con đường tím biếc dưới mưa

TTTĐ - Sau những giọt mưa trong trẻo và êm đềm của đầu hè, những nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội tím biếc, mơ màng, đẹp đến mức ai cũng say mê ngắm mãi.
Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi Người Hà Nội

Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

TTTĐ - Dù cách Điện Biên gần 500km, trái tim người Hà Nội vẫn hướng về vùng đất "Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Bởi cách đây 70 năm, rất nhiều công dân Thủ đô đóng góp cho chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này. Có những người con của Hà Nội đã hi sinh xương máu trên những chặng đường chiến dịch. Có những người giờ ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn chan chứa kỉ niệm "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm"...
Xem thêm